Trong sự phát triển và vận hành phức tạp, sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế, để thích ứng và phát triển, doanh nghiệp cũng luôn phải vận động, thay đổi. Thay đổi trong từng thời điểm, trong từng chặng đường. Tái cơ cấu là tên thường gọi cho việc thay đổi này!

Tái cơ cấu doanh nghiệp – một khái niệm đã dần trở nên quen thuộc trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải luôn thay đổi, tái cơ cấu cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế.

Mục tiêu của thay đổi cơ cấu là xây dựng mô hình kinh doanh tối ưu đi kèm bộ máy nhân sự hùng mạnh, một quy trình quản lý vận hành hiệu quả và những chiến lược nhân sự sáng tạo, nhằm thúc đẩy năng suất, hiệu quả lao động, thị phần và lợi nhuận kinh doanh một cách bền vững.

Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp khó có thể tự giải quyết tất cả những vấn đề của công cuộc tái cấu trúc, mà cần thiết một sự hỗ trợ, tư vấn từ những chuyên gia, luật sư am hiểu về lĩnh vực này và sự tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp hợp lý, chuẩn xác sẽ giúp đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới!

Tầm quan trọng của tư vấn tái cơ cấu trong phát triển doanh nghiệp

Làm sao để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững? là câu hỏi luôn đặt ra cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình phát triển. Hơn lúc nào hết, với bối cảnh kinh tế đầy khó khăn và khắc nghiệt hiện nay luôn khiến doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn nguy cơ tiềm ẩn.

Làm sao để luôn vững vàng, đủ sức, đủ lực? Để chiến thắng, các doanh nghiệp luôn phải có sự chuẩn bị, phòng bị chặt chẽ. Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình nhìn nhận lại một cách toàn diện những nhược điểm, yếu kém của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp không thể cạnh tranh và phát triển tốt trong tình hình hiện tại.

Tư vấn tái cấu trúc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp

Từ nhìn nhận đó và trên nền tảng thực trạng cấu trúc cũ, thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp sao cho phù hợp hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng với tình hình kinh doanh hiện tại và cả trong tương lai. Tái cấu cấu trúc không có sự thay đổi về định hướng chiến lược của doanh nghiệp mà chỉ phát triển trên nền tảng chiến lược có sẵn của doanh nghiệp, tiếp tục thực hiện sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.

Mục tiêu là tạo ra một một cơ cấu mới, một diện mạo mới phù hợp giúp doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn để hướng tới kết quả cuối cùng là thực hiện tốt định hướng chiến lược cũng như tầm nhìn, sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra trước đó.

Tái cơ cấu có thể chỉ được thực hiện một phần hay toàn bộ tùy vào tình hình, nhu cầu của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của của tư vấn tái cơ cấu được thể hiện rõ qua những gì doanh nghiệp sẽ đạt được. Thông qua việc tư vấn tái cơ cấu, chiến lược và định hướng phát triển của doanh nghiệp được hoạch định rõ ràng hơn. Việc tái cấu trúc quy trình quản lý, quản trị giúp quản trị doanh nghiệp tốt hơn, tạo ra hệ thống thông tin quản lý giúp nâng cao hiệu quả, giúp doanh nghiệp quản lý và quản trị công ty tốt hơn.

Việc sàng lọc, sắp xếp lại bộ máy sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện được bộ máy nhân sự, đáp ứng được nhu cầu nhân sự cho sự phát triển, tạo ra, khích lệ và giữ chân được nhân sự có năng lực, góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

Đối mặt với những khó khăn của thực trạng kinh tế, cũng như mong muốn phát triển trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhiều doanh nghiệp nỗ lực thực hiện đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh. Tái cấu trúc chuyển đổi mô hình kinh doanh, tối ưu hóa chi phí, đa dạng phân khúc sản phẩm khi thị trường khó khăn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển theo xu thế bền vững.

Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc lại nguồn vốn, tái cấu trúc nợ, giải quyết những vấn đề tồn đọng, sắp xếp lại theo hướng tối ưu chi phí hoạt động, quản trị dòng tiền tập trung và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn về nguồn vốn, điều mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải trước khi quyết định tái cấu trúc.

Khi nào doanh nghiệp cần tư vấn tái cơ cấu?

Sự cần thiết phải thực hiện tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp xuất phát từ những dấu hiệu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy:

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp liên tục giảm sút

Dấu hiệu nổi bật đầu tiên là doanh số liên tục giảm sút, thị phần bị thu hẹp, lợi thế cạnh tranh bị mất không kiểm soát. Hoạt động sản xuất vì thế bị trì trệ, tài sản bị thất thoát.

Không xác định được mục tiêu chiến lược

Doanh nghiệp không xác định được chiến lược và không có kế hoạch kinh doanh phù hợp để thích ứng với xu thế phát triển của thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp bị thiếu. Doanh nghiệp chỉ nhắm tới những mục tiêu ngắn hạn hoặc định hướng sai mục tiêu, không nhìn thấy những nguy cơ tiềm ẩn.

Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp chưa vững vàng

Lãnh đạo thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, làm việc không hiệu quả, thụ động, không có khả năng quản lý và giải quyết vấn đề. Trong một tổ chức lãnh đạo đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Sự yếu kém của lãnh đạo sẽ kìm hãm sự phát triển của tổ chức.

Bộ máy nhân sự yếu kém

Nhân sự là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Đội ngũ nhân lực vững vàng sẽ đảm bảo nền tảng thực thi mọi kế hoạch hiệu quả. Nếu sự yếu kém nảy sinh từ vấn đề nhân sự yếu kém, không có mục tiêu, thay đổi liên tục thì cần phải điều chỉnh ngay.

Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp: Chiến lược cải tổ mạnh mẽ!
Khi bộ máy nhân sự của doanh nghiệp yếu kém, việc tái cơ cấu có thể là một phương án hữu hiệu để cải thiện tình hình.

Sự liên kết phối hợp không hiệu quả do cơ cấu chưa hợp lý

Các bộ phận chồng chéo, chưa có sự phối hợp đồng bộ. Cơ cấu tổ chức được thiết kế tốt sẽ có khả năng cho phép doanh nghiệp sử dụng các thông tin từ các bộ phận một cách hiệu quả nhất. Giúp cho hoạt động phối hợp liên kết giữa các đơn vị trong doanh nghiệp chặt chẽ và giúp lãnh đạo điều hành tốt hơn.

Cơ cấu tài chính chưa phù hợp

Đây là một lý do mà nhiều doanh nghiệp hiện nay cần tái cơ cấu. Nguồn tài chính chưa chuẩn mực và thiếu các hệ thống, công cụ kiểm soát cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả.

Có vô vàn lý do để tư vấn tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Có những lý do có thể nhìn thấy rõ ràng, nhưng cũng có những lý do phải có sự theo dõi sát sao từ bề mặt đến trong sâu doanh nghiệp mới có thể nhận biết.

Các bước trong quá trình tư vấn tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp

Lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ trải qua các bước:

Bước 1: Đánh giá thực trạng doanh nghiệp

Để có được cái nhìn toàn diện, trước khi khởi động, cần xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp thật chi tiết. Cần đánh giá lại mô hình, chiến lược và đặc điểm tổ chức để có thể đưa ra các mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc hợp lý.

Bên cạnh đó cũng cần chú ý tăng cường sự hợp tác của nhân viên, điều này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được thành công trong quá trình thực hiện tái cấu trúc.

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết cho việc tái cấu trúc

Một kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp thường sẽ có: mục tiêu, thời gian, ngân sách, kế hoạch truyền thông, phương thức thực hiện, quản lý, kế hoạch dự phòng…

Mỗi một giai đoạn nào của quá trình tái cấu ảnh hưởng đến kết quả của công cuộc tái cấu trúc. Vì thế việc thiết lập một kế hoạch tái cấu trúc chi tiết là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, đây là một quá trình nên tất cả đều phải diễn ra theo thứ tự.

Vậy nên, doanh nghiệp cũng cần xác định những vấn đề cần cần thiết ưu tiên tái cấu trúc và triển khai để có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.

Tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp: Chiến lược cải tổ mạnh mẽ!
Lập kế hoạch chi tiết cho việc tái cấu trúc giúp doanh nghiệp định hướng và mục tiêu rõ ràng và tối ưu hóa nguồn lực

Bước 3: Xác định phương thức thực hiện kế hoạch

Một yếu tố không thể bỏ qua chính là phương thức thực hiện. Nếu lựa chọn phương thức thực hiện không phù hợp sẽ khiến việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo từng giai đoạn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra lộ trình rõ ràng khi thực hiện tái cấu trúc.

Bước 4: Triển khai kế hoạch, đánh giá hiệu quả và đưa ra điều chỉnh cần thiết

Sau khi đã hoàn chỉnh được kế hoạch chi tiết và thống nhất phương thức thực hiện thì doanh nghiệp bắt tay vào triển khai thực hiện kế hoạch.

Việc triển khai theo từng bước và có đánh giá hợp lý theo từng giai đoạn cũng như cần thiết đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Việc điều chỉnh đảm bảo cho kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp đang thực hiện đi đúng mục tiêu và đạt hiệu quả.

Bước 5: Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ

Cuối cùng, các nhà quản lý cần phải theo dõi, đánh giá kết quả của cả quá trình tái cấu trúc, đưa ra kế hoạch dự phòng để đối phó với các tình huống bất ngờ trước khi đưa hệ thống tổ chức mới vào vận hành.

Trong quá trình vận hành, vẫn giám sát, theo dõi để hạn chế những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Việc giám sát, theo dõi cũng đảm bảo thành công của công cuộc tái cấu trúc.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn tái cơ cấu của Corporate Counsels

Tái cơ cấu được nhìn nhận là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Tái cơ để thích nghi, phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. Tái cấu trúc doanh nghiệp có thể thực hiện trên nhiều phương diện. Có thể là tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, tái cơ cấu nhân sự, tái cơ cấu công nghệ…

Để việc tái cơ cấu doanh nghiệp thành công, an toàn và hiệu quả, song song với việc xây dựng kế hoạch, định hướng chiến lược, nội dung tái cấu trúc doanh nghiệp, việc tuân thủ quy định pháp luật là một vấn đề không thể thiếu. Với mỗi một sự thay đổi đều chịu sự ảnh hưởng của các quy định pháp luật và chỉ được thực hiện trong phạm vi mà pháp luật cho phép.

Tuy nhiên, khi thực hiện tái cơ cấu, đa phần các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu làm sao để đạt được kế hoạch đã đề ra và thực hiện trong phạm vi tài chính cho phép, mà quên rằng mỗi một thay đổi xảy ra điều được điều chỉnh bởi quy định pháp luật.

Việc cần thiết xây dựng kế hoạch tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn pháp lý khi phải thực hiện nhiều thủ tục liên quan đến nhân lực lao động, công nghệ, giấy tờ thay đổi về mặt hành chính,… tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong khi đó, thực tế, không phải một người đứng đầu doanh nghiệp hay một đội ngũ quản lý nào cũng có kiến thức chuyên môn về tất cả các lĩnh vực pháp lý.
Chính điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường bởi không phải lúc nào thương lượng, đàm phán giữa các bên cũng đạt hiệu quả tuyệt đối. Do vậy, trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, rất cần thiết phải có sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn pháp lý là chuyên gia hoặc luật sư. Sự tư vấn chính xác của chuyên gia hoặc luật sư sẽ góp phần lớn quyết định sự thành công của công cuộc tái cơ cấu.

Nhìn nhận thực trạng, trên cơ sở đó lập kế hoạch chi tiết tái cơ cấu doanh nghiệp. Thiết lập phương án tái cấu trúc và hỗ trợ doanh nghiệp thực thi phương án… là công việc của đội ngũ tư vấn. Công việc tư vấn không hề dễ dàng để có thể giúp doanh nghiệp có được cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp thành công, đáp ứng được yêu cầu kiến tạo một doanh nghiệp vững vàng thích ứng xu thế cạnh tranh.

Vai trò của tư vấn tái cơ cấu đặc biệt quan trọng. Sẽ chẳng ngoa khi cho rằng: Tư vấn tái cơ cấu là đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới! Cùng tìm hiểu ở những bài viết tiếp theo. Đừng quên theo dõi và cập nhật những thông tin hữu ích trên trang web của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn từ các chuyên gia nhiều kinh nghiệm letran@corporatecounsel.vn