Lời mở đầu

Nhìn chung, Việt Nam không phải là quốc gia khai khoáng lớn có tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên là Việt Nam lại có nhiều lựa chọn đa dạng về các mỏ khoáng sản, với hơn 60 loại khoáng sản đã được phát hiện. Ngoài ra, khai khoáng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong khi chiếm tỷ trọng chung đang giảm dần do mức tăng trưởng ngoạn mục của lĩnh vực sản xuất trong 20 năm qua, lĩnh vực khai khoáng và khai thác đá của Việt Nam vẫn chiếm 5,55% tổng GDP cả nước trong năm 2020. Ngoài dầu khí, Việt Nam còn có lượng khoáng sản quy mô lớn trong dài hạn là bô xít, đất hiếm, titan, than, đá vôi, cát silic, đá ốp, đá xây dựng và nước khoáng, nhờ đó thu hút sự quan tâm của các công ty khai khoáng đa quốc gia. Các khoáng sản khác được khai thác (chủ yếu nội địa) bao gồm quặng sắt, crom, mangan, đồng, thiếc, chì-kẽm, vonfram, vàng, hồng ngọc, ngọc bích, topaz, spinel, antimon, mangan, uranium, fenspat, cao lanh, đá tan, fluorit, barit, grafit, dolomit, photphorit, bentonit và diatomit.

Ngành khai khoáng ở Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung vào một công ty khai khoáng: đó là Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (“Vinacomin”), đây là doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này liên tục tăng trong những năm gần đây, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế (chẳng hạn như sản xuất). Hiến pháp Việt Nam và Luật Khoáng sản quy định chung rằng tất cả các nguồn tài nguyên trong lòng đất đều thuộc sở hữu của nhân dân và Chính phủ Việt Nam (tức là cơ quan hành chính của nhà nước). Nhiều cơ quan khác nhau tham gia vào việc quản lý khai khoáng thực tế ở Việt Nam, quan trọng nhất là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan này quản lý hoạt động khai khoáng trên cả nước, bao gồm việc đề xuất và ban hành các quy định triển khai Luật Khoáng sản (ban hành năm 2010) và cấp giấy phép liên quan đến khai khoáng cho các dự án khai khoáng lớn. Các cơ quan khác liên quan đến lĩnh vực khai khoáng ở Việt Nam bao gồm Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi cấp giấy phép khai khoáng vật liệu xây dựng và các hoạt động quy mô nhỏ). Ngoài ra, các dự án trong ngành khai khoáng còn phải tuân theo luật đầu tư, bộ luật lao động, luật doanh nghiệp, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai, bộ luật thuế thu nhập doanh nghiệp và bộ luật thuế tài nguyên thiên nhiên.


Giới thiệu

Các doanh nghiệp tham gia vào ngành khai khoáng của Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề pháp lý và kinh doanh phức tạp, từ những quan ngại về lao động và hoạt động cho đến các vấn đề phức tạp về quy định. Do đó, họ cần có một cố vấn pháp lý tin cậy bên cạnh để đưa ra hướng giải quyết mà vẫn tuân thủ các luật, quy định hiện hành và các bộ liên quan trong ngành. Với bề dày kinh nghiệm hơn một thập kỷ, các luật sư của Corporate Counsels cung cấp tư vấn và dịch vụ toàn diện từ hoạt động cấp vốn và phát triển các dự án, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển cho đến hoạt động bán kim loại màu và kim loại quý, than và các khoáng sản khác.

Corporate Counsels đã được các nhà khai khoáng, nhà đầu tư, nhà cung cấp tài chính và công ty bảo hiểm thuê trong các hoạt động khai thác, bán, kinh doanh và cấp vốn trong lĩnh vực khai khoáng và khoáng sản. Nhờ hợp tác chặt chẽ với khách hàng, chúng tôi có được tầm hiểu biết sâu rộng về các mục tiêu và hoạt động kinh doanh để phát triển các chiến lược pháp lý và tuân thủ một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, khi bối cảnh pháp lý của Việt Nam đang không ngừng thay đổi, đội ngũ luật sư của Corporate Counsels luôn theo sát tình hình phát triển của ngành và các thay đổi về quản lý để cập nhật liên tục cho khách hàng. Với kiến thức sâu rộng và năng lực về mặt kỹ thuật này, chúng tôi giúp khách hàng khai thác các cơ hội cũng như giảm thiểu rủi ro.


Dịch vụ

Corporate Counsels cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn hàng đầu liên quan đến khách hàng trong ngành Khai khoáng, bao gồm:

  • Phân tích tính tương thích của Quy hoạch tổng thể (Việt Nam);
  • Xây dựng và mua sắm;
  • Việc làm và lao động;
  • Thành lập và cấu trúc tổ chức;
  • Đánh giá tác động và tuân thủ về môi trường;
  • Thăm dò, khai thác và cấp phép khác;
  • Cấp vốn và đầu tư;
  • Bảo hiểm;
  • Sở hữu trí tuệ;
  • Sáp nhập & Mua lại;
  • Lập báo cáo và phân loại khoáng sản;
  • Đàm phán với các liên doanh và hiệp hội thăm dò và khai khoáng;
  • Tuân thủ quy định;
  • Thuế tài nguyên và thỏa thuận liên quan;
  • Bảo quản, vận chuyển, bán và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác;
  • Thuế;
  • Chuyển giao, chứng khoán hóa hoặc chuyển nhượng quyền và giấy phép;
  • Giấy phép khai thác sử dụng nước;