Lời mở đầu
Trong suốt hai thập kỷ qua, bối cảnh kinh tế và Chính phủ của Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Nổi lên như một đầu tàu công nghiệp, mức tăng trưởng GDP đạt trung bình khoảng 7% mỗi năm trước đại dịch Covid-19. Lực lượng lao động trẻ, có trình độ và thông thạo kỹ thuật số, kết hợp với những cải thiện về cơ sở hạ tầng và chính sách tạo thuận lợi cho thương mại của Chính phủ, đã biến đất nước trở thành điểm đến an toàn cho cả công ty trong nước và tập đoàn đa quốc gia muốn mở rộng sản xuất và thị trường. Trên thực tế, mức tăng trưởng doanh nghiệp trong nước và giá trị đầu tư đa quốc gia đều đạt thành tựu đáng kinh ngạc bất chấp đại dịch, với vốn đầu tư FDI đạt trên 14 tỷ USD trong năm 2020.
Không có gì phải bàn cãi khi Việt Nam đã vượt qua được điều tiếng là nơi khó kinh doanh. Đây là kết quả của nhiều thay đổi về chính sách và nỗ lực nâng cấp không ngừng của Chính phủ trong mười năm qua. Ví dụ: phần lớn các thủ tục về tuân thủ quy định hiện nay đều có thể thực hiện trực tuyến và thời gian đăng ký kinh doanh hiện đã được giảm từ 30% đến 50%. Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành một số chính sách hướng về doanh nghiệp, chẳng hạn như thay đổi về thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã ấn định thời hạn cho nhiều cơ quan phê duyệt để các công ty thành lập dự án hoặc công việc kinh doanh trong nước. Một ví dụ khác là thủ tục xuất nhập khẩu đã được sắp xếp hợp lý hơn nhờ nhiều cải tiến trong hệ thống thông quan hàng hóa tự động và số giờ hoạt động kéo dài. Tất cả những thay đổi này (cùng nhiều thay đổi khác) cho thấy Việt Nam, đối tác cực kỳ quan trọng trong nhiều hiệp định thương mại quốc tế, đang trên một lộ trình chắc chắn để vươn lên trở thành động lực kinh tế hàng đầu của khu vực Đông Nam Á.
Giới thiệu
Nhờ những tiến bộ quan trọng về lĩnh vực kinh tế và quản lý này ở Việt Nam, hệ thống luật pháp đang không ngừng phát triển và thay đổi. Trên thực tế, các cơ quan và tổ chức Chính phủ ở Việt Nam đang phải đối mặt với sự giám sát và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng (nhất là trong hoàn cảnh kinh tế không ổn định như hiện nay). Do đó, điều quan trọng đối với các tổ chức công là phải thuê được một đối tác pháp lý có năng lực và tin cậy để hỗ trợ đưa ra hướng giải quyết cho nhiều thách thức khác nhau mà Chính phủ và khu vực công đang đối mặt. Các luật sư tại Corporate Counsels có bề dày nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về cấu trúc hệ thống quản lý của Việt Nam. Từ luật về cạnh tranh, đầu tư, thương mại điện tử và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến cơ sở hạ tầng, mua sắm và chăm sóc sức khỏe, đội ngũ luật sư của chúng tôi đã đi đầu trong lĩnh vực hành nghề pháp lý tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua.
Khi lợi ích của các khách hàng Chính phủ, khách hàng về quản lý và khách hàng về chính sách công của chúng tôi giao nhau với doanh nghiệp tư nhân, các luật sư của Corporate Counsels có khả năng quản lý bất kỳ vấn đề nào trên nhiều ngành khác nhau. Các ngành này bao gồm hành chính, truyền thông, an ninh mạng và quyền riêng tư, hệ thống thuế, giáo dục, lao động và việc làm, năng lượng và môi trường, sở hữu trí tuệ, công nghệ, xây dựng và mua sắm cùng rất nhiều ngành khác. Nói tóm lại, chúng tôi đã cung cấp các giải pháp bền vững trong nhiều năm qua cho khách hàng Chính phủ và khu vực công, tuân thủ nghiêm chỉnh với luật pháp Việt Nam cũng như các mục tiêu chính sách công của họ.
Dịch vụ
Corporate Counsels cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn cho các tổ chức Chính phủ và Khu vực công trong các vấn đề bao gồm:
- Luật hành chính và công pháp;
- Tài chính ngân hàng;
- Tố tụng thương mại và hành chính;
- Dự án cơ sở hạ tầng công cộng phức hợp, xây dựng và mua sắm;
- Các vấn đề về cạnh tranh và tuân thủ quy định;
- An ninh mạng và bảo vệ dữ liệu;
- Giáo dục;
- Chăm sóc sức khỏe;
- Rà soát tư pháp, điều tra nội bộ và các thủ tục xử lý kỷ luật liên quan đến các cơ quan công quyền;
- Vấn đề lao động và việc làm;
- Các chương trình tái cấu trúc và chuyển đổi theo hướng chính sách;
- Tư nhân hóa, cấu trúc hợp tác công – tư và SOE (doanh nghiệp nhà nước);
- Quản lý tài sản và cơ sở vật chất;
- Hệ thống thuế;
- Công nghệ và sở hữu trí tuệ.