Lời mở đầu

Việt Nam đã nổi lên là một trong những điểm đến hàng đầu trong khu vực ASEAN về cơ hội và tăng trưởng kinh tế trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm sản xuất, công nghệ, bán lẻ và hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe và nhiều lĩnh vực khác. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lực lượng lao động trẻ thông thạo kỹ thuật số, ưu đãi thuế, tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức 6-7%/năm, Chính phủ và hệ thống luật pháp ổn định, không ngạc nhiên khi cả FDI và mức tăng trưởng công nghiệp trong nước đều tăng vọt theo thời gian. Với vị trí địa lý là nơi giao thoa của nhiều tuyến vận tải biển chính ở Thái Bình Dương và có chung biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, Việt Nam có vị trí thuận lợi để trở thành trung tâm vận tải chiếm ưu thế trong khu vực.

Mặt khác, cấu trúc cơ sở hạ tầng, giao thông và vận tải biển của Việt Nam có phần tụt lại phía sau so với mức tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Chính phủ nhận thức rõ về vấn đề này và đã ban hành nhiều kế hoạch dài hạn về cơ sở hạ tầng (bao gồm cam kết đầu tư 119 tỷ USD vào phát triển cơ sở hạ tầng từ 2021 – 2025) để bắt kịp với nhu cầu quốc tế và trong nước. Hiện tại, chỉ có khoảng 20% các tuyến quốc lộ được trải nhựa và kế hoạch xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam dài 1.372 km vào năm 2030 ước tính trị giá 14 tỷ USD đã được phê duyệt (cùng nhiều dự án khác). Nếu Việt Nam tiếp tục tiến trình này, theo dự báo cả nước sẽ đáp ứng được 83% mục tiêu cơ sở hạ tầng vào năm 2040. Chắc chắn rằng điều này sẽ tiêu tốn một khoản chi tiêu đáng kể và cần thêm khoản đầu tư nước ngoài hơn 600 tỷ USD. Do đó, Chính phủ đã và đang nỗ lực khuyến khích khu vực tư nhân tham gia trong ngành đường bộ và đường sắt và chủ động tìm kiếm đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển nhu cầu cơ sở hạ tầng trong nước.

Đối với vận tải biển, khoảng 202 nghìn tỷ đồng được đầu tư cho phát triển hạ tầng cảng biển trong giai đoạn 2011-2020, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông. Trong số này, đầu tư của tư nhân và nước ngoài là hơn 173 nghìn tỷ đồng, tương đương 86%. Việt Nam có 44 cảng biển với tổng công suất 470-500 triệu tấn/năm và các cảng lớn bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hải và cảng biển hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam, bao gồm APMT, DP World và SSA Marine. Mặc dù đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc phát triển cảng biển, nhưng cơ sở hạ tầng xung quanh các cảng (nhất là các cảng nhỏ) cần được cải thiện và phối hợp với nhau. Kế hoạch của Chính phủ là phát triển một hệ thống cảng biển hiện đại trong giai đoạn 2021 – 2030 có khả năng tiếp nhận 1,14 – 1,42 tỷ tấn hàng hóa, bao gồm 38 – 47 triệu TEU (container 20 feet) hàng container. Qui mô mở rộng này ước tính trị giá khoảng 313 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ các nguồn vốn ngoài Nhà nước.

Bộ Giao thông vận tải (MoT) Việt Nam là cơ quan Chính phủ chính chịu trách nhiệm giám sát hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không trên toàn quốc. Các đơn vị khác bao gồm Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) và Cục Đường sắt Việt Nam.


Giới thiệu

Các nhà khai thác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông, vận tải biển và hàng hải phải đối mặt với nhiều yêu cầu và thách thức đặc thù khi thành lập và mở rộng tại Việt Nam. Việc duy trì khả năng sinh lợi trong một thị trường có tốc độ phát triển nhanh và cạnh tranh là nhiệm vụ thường xuyên của ngành vận tải. Hơn nữa, các quy định theo hợp đồng về vận chuyển hàng hóa thường phức tạp và liên quan đến các quy tắc và hiệp định quốc tế, đòi hỏi cần xem xét thận trọng và cần có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực. Tại Việt Nam, có nhiều bộ ngành liên quan (đầu tiên là Bộ Giao thông vận tải – MoT), một số cơ quan có thẩm quyền chồng chéo, cũng như các luật và quy định liên tục được sửa đổi, cập nhật và làm rõ. Dù thiết lập sự hiện diện trong chuỗi cung ứng hay mở rộng hoạt động tại Việt Nam, doanh nghiệp của bạn cũng cần hợp tác với một công ty luật giàu kinh nghiệm.

Corporate Counsels biết rõ ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hoạt động ra sao. Chúng tôi hiểu rõ các mô hình giao dịch và tài liệu của ngành. Chúng tôi có thể đưa ra hướng giải quyết cho các bộ khác nhau và nắm bắt được đường lối của các cơ quan quản lý về việc tuân thủ. Với bề dày trên một thập kỷ kinh nghiệm trong ngành giao thông vận tải, Corporate Counsels đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu và yêu cầu đa dạng của khách hàng. Đội ngũ của chúng tôi xử lý một loạt các vấn đề về giao thông vận tải và các giao dịch liên quan, bao gồm các vấn đề về tư vấn chống độc quyền, xây dựng, bất động sản, cấu trúc doanh nghiệp, tuân thủ quy định, lao động và việc làm, bảo hiểm, hệ thống thuế và cấp phép. Corporate Counsels cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh, từ soạn thảo các điều khoản dịch vụ của người sử dụng cảng, thỏa thuận phân bổ rủi ro cho các bên tham gia chuỗi cung ứng, đàm phán và soạn thảo các thỏa thuận dịch vụ đầu cuối cho đến đưa ra tư vấn và hướng dẫn cho bên giao nhận, người giao dịch hàng hóa, chủ tàu và người thuê tàu, nhà môi giới và chuyên gia tài chính về nhiều vấn đề.


Dịch vụ

Corporate Counsels cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ quan trọng cho ngành Cơ sở hạ tầng, Giao thông, Vận tải biển & Hàng hải bao gồm:

  • Tư vấn các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển cảng biển;
  • Luật chống độc quyền và cạnh tranh;
  • Hiệp định hàng không;
  • Hợp đồng thương mại và dịch vụ;
  • Xây dựng và bất động sản;
  • Cấu trúc doanh nghiệp và tính tuân thủ;
  • Các yêu cầu và thủ tục hải quan;
  • Việc làm, lao động và an toàn tại nơi làm việc;
  • Cấp vốn và tái cấu trúc;
  • Các chiến lược giao nhận, logistics và chuỗi cung ứng;
  • Bảo hiểm-vận tải và hàng hải;
  • Mua bán hàng hóa quốc tế;
  • Sáp nhập & mua lại;
  • Hoạt động giao thông và vận tải biển tại Việt Nam;
  • Tuân thủ quy định;
  • Bảo quản và kho bãi;
  • Thuế;
  • Thỏa thuận vận chuyển;